Đang xử lý.....

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ 

Nguyễn Tuấn Anh

PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

- Tên chuyên ngành đào tạo: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Chính trị

- Mã số chuyên ngành đào tạo: 60140111

- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

- Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Chính trị

- Đơn vị đào tạo: Khoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Sư phạm

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp cho học viên có trình độ cao về lý thuyết và có năng lực thực hành trong lĩnh vực lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Chính trị; có khả năng nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu khoa học; phát hiện và giải quyết các vấn đề mới, những nhiệm vụ thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học chung và những kiến thức nâng cao, kiến thức chuyên sâu về Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Chính trị.

- Có phẩm chất đạo đức, có ý thức chính trị và ý thức công dân

- Có thể độc lập trong công tác nghiên cứu, biết vận dụng những kiến thức về lĩnh vực Lý luận Chính trị vào công tác giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ có hiệu quả cho công tác chuyên môn của mình.

PHẦN II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Về kiến thức

1.1. Kiến thức chung:

- Nắm được hệ thống tri thức khoa học chung về lý luận dạy học hiện đại, xây dựng, phát triển chương trình đào tạo.

- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ tiếng Anh (tiếng Trung…) để phục vụ cho công tác nghiên cứu thuộc chuyên ngành đào tạo.

1.2. Kiến thức nhóm ngành, chuyên ngành

- Hiểu được hệ thống những kiến thức nâng cao, kiến thức chuyên sâu về Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Chính trị.

1.3. Yêu cầu đối với luận văn

- Luận văn phải là một công trình ngiên cứu khoa học độc lập có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn gắn với nội dung chuyên ngành đào tạo Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Chính trị.

2. Về kỹ năng

2.1. Kỹ năng cứng

- Có khả năng phát hiện giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống chính trị - xã hội, trong hoạt động dạy học môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông, dạy học môn Giáo dục chính trị ở các trường Chính trị, các trường chuyên nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học trong cả nước.

- Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, có kỹ năng tư duy, phê phán các vấn đề nảy sinh trong đời sống chính trị - xã hội.

2.2. Kỹ năng mềm

- Kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hợp tác với đồng nghiệp, kỹ năng giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp, kỹ năng sử dụng và quản lý thời gian hợp lý, kỹ năng nghiên cứu khoa học độc lập.

3. Về năng lực

3.1. Những vị trí công tác người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

- Học viên cao học đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng thạc sỹ có khả năng giảng dạy môn GDCD ở trường phổ thông; Giảng dạy và nghiên cứu khoa học các môn Lý luận chính trị tại các trường Đại học, Cao đẳng, trường nghề; trường Chính trị, Trung tâm chính trị; làm chuyên viên trong các sở, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến địa phương

3.2. Yêu cầu kết quả thực hiện công việc

- Có kiến thức chuyên môn cao và năng lực dạy học tốt các môn Lý luận chính trị ở các trường chính trị, trung cấp, cao đẳng, đại học học; môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông.

- Có thể tiếp tục học lên bậc học cao hơn.

4. Về phẩm chất đạo đức

- Trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có ý thức chính trị và ý thức xã hội của công dân, có lòng yêu ngành, yêu nghề, trung thực trong chuyên môn và trong cuộc sống.

- Không ngừng phấn đấu cho sự tiến bộ của tập thể và bản thân trong lĩnh vực chuyên môn đang công tác.

- Ứng xử, giao tiếp, làm việc theo nhóm, có tác phong khoa học theo những tiêu chuẩn của ngành, chuyên ngành.

- Phẩm chất đạo đức tốt, tuân thủ và thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

PHẦN III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

- Chương trình theo định hướng nghiên cứu

- Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 60 TC, trong đó:

+ Phần kiến thức chung: 9 TC

+ Phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành: 38 TC

+ Phần luận văn thạc sĩ: 13 TC

 

loading....