Đang xử lý.....

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Mã số: CS.2020.11 

      ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

 

 

 

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

 

1. Thông tin chung

- Tên đề tài: Phát triển chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Mã số: CS.2020.11

- Chủ nhiệm đề tài: TS. Võ Xuân Thủy

- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 4/2020 đến tháng 11/2021.

2. Mục tiêu

Đánh giá thực trạng chương trình giảng dạy môn thể thao tự chọn (Vovinam) cho học sinh THCS tại Trường Tiểu học, Trung học cơ sở IVS. Trên cơ sở đó nghiên cứu, phát triển chương trình giảng dạy môn thể thao tự chọn (Vovinam) cho học sinh THCS của Trường Tiểu học, Trung học cơ sở IVS theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

3. Tính mới và tính sáng tạo

         Hướng nghiên cứu mới về xây dựng chương trình theo quan điểm và tiêu chí của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn giúp những nhà khoa học, giáo viên, cán bộ quản lý các trường tham khảo trong quá trình xây dựng chương trình giảng dạy mới sau khi chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được triển khai vào thực tế. Năm học 2021-2022 Trường Tiểu học, Trung học cơ sở IVS bắt đầu thực hiện theo chương trình mới ở khối lớp 6. Do đó có thể khẳng định vấn đề phát triển chương trình tự chọn môn giáo dục thể chất (Vovinam) là một vấn đề hoàn toàn mới, chưa được các tác giả nghiên cứu trước đó thực hiện.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã bắt đầu triển khai từ năm học 2020 – 2021. Trên cơ sở kế thừa chương trình hiện hành, đề tài phát triển chương trình tự chọn môn GDTC – nội dung thể thao tự chọn để triển khai vào giảng dạy thực tiễn trên khối lớp 6, từ đó có căn cứ thực tiễn để phát triển chương trình giáo dục thể chất cho các khối 7,8,9.

         Kết quả nghiên cứu của đề tài mang lại hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực giáo dục (nâng cao chất lượng giảng dạy, từ đó thu hút được số lượng người học đông hơn, tạo môi trường cạnh tranh tốt giữa các đơn vị tư nhân thông qua chất lượng đào tạo đổi mới chương trình giảng dạy,…), đáp ứng một phần nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay từ xã hội.

4. Kết quả nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả sau:

- Hệ thống sở lý luận về phát triển chương trình;

- Đánh giá được thực trạng chương trình giảng dạy môn thể thao tự chọn (Vovinam) cho học sinh THCS tại Trường Tiểu học, Trung học cơ sở IVS;

- Xây dựng và bước đầu đánh giá được tính hiệu quả của chương trình giảng dạy môn thể thao tự chọn (Vovinam) cho học sinh THCS của Trường Tiểu học, Trung học cơ sở IVS theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018;

- Các sản phẩm của đề tài (mục 5).

5. Sản phẩm:

5.1. Sản phẩm khoa học

- Tên bài báo: Thực trạng thiết kế và sử dụng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục thể chất lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại Trường Nội trú IVS.

- Tác giả: TS. Võ Xuân Thủy

- Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Đào tạo và Huấn luyện thể thao số đặc biệt, quý IV năm 2021.

5.2. Sẩn phẩm đào tạo

- Luận văn thạc sỹ: 

+ Tên luận văn (QĐ số 4462/QĐ-ĐHSP ngày 04 tháng 11 năm 2021): Phát triển chương trình tự chọn môn võ Vovinam cho học sinh khối 6 Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông IRIS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

+ Tên học viên thực hiện:  Nguyễn Quang Ngọc (mã số học viên: TC28B238).

+ Thời gian nghiệm thu (dự kiến): Tháng 6 năm 2022.

- Đề tài NCKH sinh viên:  

+ Tên đề tài (QĐ số 2958/QĐ-ĐHSP ngày 15 tháng 9 năm 2020): Xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục thể chất lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

+ Tên sinh viên thực hiện:  Hoàng Anh Tuấn (mã số SV: DT185D140206011); Trần Văn An (mã số SV: DTS185D140206007).

+ Thời gian nghiệm thu: Tháng 8 năm 2021 (QĐ số 2491/QĐ-ĐHSP ngày 16 tháng 7 năm 2021).

5.3. Sản phẩm ứng dụng

  - Chương trình giảng dạy môn thể thao tự chọn (Vovinam) cho học sinh THCS của Trường Tiểu học, Trung học cơ sở IVS theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được chuyển giao cho cơ sở thực nghiệm;

- 01 giáo án minh họa theo định hướng dạy học phát triển năng lực học sinh.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:

- Phương thức chuyển giao: Kết quả nghiên cứu sau khi hoàn thành, kiểm nghiệm đạt yêu cầu và nghiệm thu sẽ tiến hành bàn giao cho đơn vị tiếp nhận (Trường TH, THCS IVS) để áp dụng giảng dạy cho học sinh cấp THCS của đơn vị.

- Địa chỉ ứng dụng: Trường TH, THCS IVS (Thanh Oai - Hà Nội)

- Lợi ích mang lại: Trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên như hiện nay, kết quả nghiên cứu sau khi được công bố trên các tạp chí chuyên ngành uy tín và được chuyển giao cho đơn vị tiếp nhận áp dụng vào giảng dạy thực tế sẽ là điều kiện thuận lợi để những đơn vị khác tham khảo, đặt hàng và cộng tác với đơn vị chủ trì trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học và phát triển chương trình. Chương trình giảng dạy môn Vovinam sau khi được nghiệm thu, bàn giao sẽ giúp cơ sở sử dụng và đội ngũ giáo viên thuận lợi trong công tác giảng dạy, quản lý, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, uy tín và thương hiệu của đơn vị.

 

 

 

loading....