Đang xử lý.....

Thông tin kết quả nghiên cứu và lịch nghiệm thu cấp cơ sở đề tài KHCN cấp Đại học, mã số ĐH2019-TN04-01 do ThS. Thái Quốc Bảo là chủ nhiệm 

A. THÔNG TIN NGHIỆM THU CẤP CƠ SƠ ĐỀ TÀI ĐẠI HỌC

- Tên đề tài: Phát triển năng lực giáo dục Stem cho sinh viên các ngành khoa học tự nhiên ở Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

- Mã số: ĐH2019-TN04-01

- Chủ nhiệm đề tài: ThS. Thái Quốc Bảo

- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

- Quyết định thành lập Hội đồng: Số 5696/QĐ-ĐHSP ngày 28/12/2021

- Thời gian họp Hội đồng: 15h ngày 19/01/2022

- Địa điểm: Phòn 809 nhà A4

B. THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài: Phát triển năng lực giáo dục stem cho sinh viên các ngành khoa học tự nhiên ở Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

- Mã số: ĐH2019-TN04-01

- Chủ nhiệm đề tài: ThS. Thái Quốc Bảo

- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

- Thời gian thực hiện: 2019 - 2021

2. Mục tiêu

+ Mục tiêu tổng quát: Phát triển các năng lực giáo dục STEM (năng lực khoa học, năng lực kỹ thuật, năng lực công nghệ và năng lực toán học) cho sinh viên các ngành KHTN – Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, từ đó trang bị cho SV ngành KHTN các kiến thức, kỹ năng và năng lực cần thiết đáp ứng những yêu cầu, thách thức của giai đoạn cách mạng 4.0, tiếp cận với xu hướng đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông mới.

+ Mục tiêu cụ thể:

- Bồi dưỡng và phát triển năng lực giáo dục STEM cho Sinh viên các ngành KHTN – Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

- Trang bị cho sinh viên các kiến thức về giáo dục STEM và khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục STEM nhằm tiếp cận định hướng đổi mới giáo dục phổ thông.

- Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu giáo dục STEM trong Sinh viên các ngành KHTN – Trường Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.

3. Tính mới và tính sáng tạo

- Tính mới: Đề tài nghiên cứu thiết kế mẫu kế hoạch (giáo án ) hoạt động giáo dục STEM theo bài học, đề xuất quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM, thiết kế, chế tạo một số phương tiện hỗ trợ hoạt động giáo dục STEM.

- Tính sáng tạo: Thực hành chế tạo phương tiện hỗ trợ hoạt động giáo dục STEM từ các vật liệu đơn giản, dễ kiếm.

4. Kết quả nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng nhận thức, phát triển năng lực STEM đối với sinh viên ngành KHTN, đối với giáo viên một số trường THPT.

- Đề xuất các giai đoạn khi tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM.

- Đề xuất kế hoạch dạy học STEM theo bài học

- Thiết kế được 04 kế hoạch dạy học STEM theo bài học

- Thiết kế được 04 hoạt động trải nghiệm STEM

5. Sản phẩm:

5.1. Sản phẩm khoa học

1. Thai Quoc Bao, Cao Tien Khoa, Nguyen Thi Thu Ha, Phan Dinh Quang, Ngo Tuan Ngoc and Vo Quang Hoan (2021), “Design and manufacture a number of generator models to organize STEM activities and general physics lessons”, Journal of Physics: Conference Series 1835 (2021) 012058 IOP Publishing doi:10.1088/1742-6596/1835/1/012058.

2. Thai Quoc Bao & Chu Viet Ha (2021), “Enhancing students’ problem-solving capacity via a stem activity titled “power production”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế (I am STEM) 2020, ISBN: 978-604-9984-82-2.

3. Thái Quốc Bảo, Cao Thị Thúy Hải và Hà Mạnh Khương (2020), “Thiết kế, chế tạo “kích thủy lực” hỗ trợ hoạt động dạy stem ở trường phổ thông”, Tạp chí Thiết bị giáo dục - số 227 kỳ 2 tháng 10/2020.

4. Thái Quốc Bảo, Ngô Tuấn Ngọc, Võ Quang Hoàn (2019), “Thiết kế, chế tạo mô hình máy phát điện từ năng lượng gió hỗ trợ hoạt động dạy học vật lý ở trường phổ thông”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, Số đặc biệt, 10/2019.

5. Thái Quốc Bảo, Nguyễn Mậu Đức (2020), “Thiết kế, chế tạo “máy nhiệt điện mini” hỗ trợ hoạt động dạy theo định hướng stem ở trường phổ thông”, TNU Journal of Science and Technology, 225(07): 517 – 522.

6. Thai Quoc Bao, Cao Tien Khoa, Ngo Tuan Ngoc, Nguyen Thi Thu Ha, Vo Quang Hoan, Pham Hong Quang and Chu Viet Ha (2019), “Teaching and Learning about Magnetic field and Electromagnetic Induction Phenomena integrated Science, Technology, Engineering and Mathematics (STEM) Education in Vietnamese high schools”, Journal of Physics: Conf. Series 1340 (2019) 012031 IOP Publishing doi:10.1088/1742-6596/1340/1/012031

5.2. Sản phẩm đào tạo

Hướng dẫn 02 khóa luận tốt nghiệp sinh viên:

1. Bá Thị Ngân Hà, Thiết kế tổ chức một số hoạt động dạy học phần “ Cảm ứng điện từ” vật lí 11 trung học phổ thông theo định hướng STEM, khóa luận tốt nghiệp sinh viên, tháng 4/2019, Trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên.

2. Lê Thị Phương Uyên, “Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức phần “Cơ học” Vật lí 8 theo định hướng giáo dục STEM”, khóa luận tốt nghiệp sinh viên, tháng 4/2019, Trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên.

5.3. Sản phẩm ứng dụng

1. 02 bài giảng STEM

+ Bài: Định luật Lenxo

+ Bài: Kích thủy lực

2. 01 quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm

3. 02 hoạt động trải nghiệm

+ Máy phát điện bằng sức nước mini (máy thủy điện mini)

+ Cuộc đua kỳ thú

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:

6.1. Phương thức chuyển giao

      Kết quả nghiên cứu của đề tài được chuyển giao cho Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Thái Nguyên để sử dụng trong quá trình đào tạo Sinh viên các ngành KHTN

6.2. Địa chỉ ứng dụng

 + Tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

 + Có thể được ứng dụng cho các Trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm trong cả nước trong quá trình đào tạo Sinh viên các ngành KHTN.

loading....