Đang xử lý.....

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Mã số: CS.2020.14 

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

 

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

 

1. Thông tin chung      

Tên đề tài: Dạy học tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại ở trường phổ thông theo định hướng tích hợp

        Mã số: CS.2020.14

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Kiến Thọ

Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Sư phạm

Thời gian thực hiện: Từ tháng 5 năm 2020 đến hết tháng 5 năm 2021

2. Mục tiêu

Mục tiêu chung: Nghiên cứu dạy học tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại ở trường phổ thông theo định hướng tích hợp.

Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước; Tìm hiểu, nghiên cứu, xây dựng khung lí thuyết về dạy học tích hợp; Phân tích, lí giải thực trạng dạy học tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại ở trường phổ thông theo định hướng tích hợp; Phân tích các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (26/12/2018); Nghiên cứu, luận giải, vận dụng những kiến thức lí luận cơ bản về phương pháp dạy học; dạy học tích hợp, thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng tích hợp.

3. Tính mới và sáng tạo

Đây là công trình nghiên cứu về dạy học tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại ở trường phổ thông theo định hướng tích hợp. Đây là đề tài ý nghĩa lí luận và thực tiễn.  Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học tích hợp, khảo sát thực trạng về dạy học tích hợp và xây dựng quy trình dạy học tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại ở trường phổ thông theo định hướng tích hợp.

4. Kết quả nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học tích hợp

- Khảo sát thực trạng về dạy học tích hợp

- Xây dựng quy trình dạy học tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại ở trường phổ thông theo định hướng tích hợp.

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học: Bài báo in trong nước có chỉ số: 02

(1). Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Kiến Thọ, Dạy học các tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại ở trường phổ thông theo định hướng tích hợp, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 241, kì 2-5/2021

(2). Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Kiến Thọ, Tiếp cận giáo dục STEM/STEAM trong dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực ở trường phổ thông, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 5/2021

5.2. Sản phẩm đào tạo

Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học: 01

Đề tài: Dạy học văn học địa phương Thái Nguyên ở trường THCS theo định hướng tích hợp

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Khánh Hoà         

Lớp: Văn K53

Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học văn - Tiếng Việt.

Dự kiến bảo vệ theo lịch tại trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

6.1. Phương thức chuyển giao

      - Đề tài là tài liệu bổ sung cho các giáo trình, đề cương về phương pháp dạy học Ngữ văn.

          - Bộ tài liệu dùng cho học sinh, giáo viên tại các trường phổ thông.

 6.2. Địa chỉ ứng dụng

          - Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

  - Khoa Ngữ văn các trường ĐH Sư phạm

  - Các trường phổ thông trong và ngoài tỉnh

6.3. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

6.3.1. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Đề tài hoàn thiện góp phần bổ sung cho các giáo trình, đề cương về phương pháp dạy học Ngữ văn ở các trường đào tạo Cử nhân Sư phạm Ngữ văn. Đây là bộ tài liệu dùng cho sinh viên và giảng viên khoa Ngữ văn về nghiên cứu, giảng dạy và học tập, đồng thời là tài liệu tham khảo cho học sinh, giáo viên tại các trường phổ thông. Điều này rất có ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh đổi mới giáo dục như hiện nay.

6.3.2. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan

Đề tài hoàn thành là tài liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu về khoa học giáo dục và xã hội học.

6.3.3. Đối với phát triển kinh tế - xã hội

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đề xuất các giải pháp định hướng hình thành các cách thức dạy học trong bối cảnh hiện đại hóa giáo dục, nhất là trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

6.3.4. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích góp phần mở rộng hướng nghiên cứu, học tập cho sinh viên (chuyên ngành Ngữ văn) của trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các trường ĐH Sư phạm; học sinh, giáo viên của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên và các trường phổ thông trong và ngoài tỉnh.

Đồng thời kết quả của đề tài được đưa vào sử dụng cũng đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho các chuyên đề về rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và đổi mới phương pháp dạy học.

Đề tài được thực hiện sẽ góp phần nâng cao trình độ nghiên cứu lý luận, thực tiễn cho chủ nhiệm đề tài và các thành viên tham gia, giúp cho đội ngũ khoa học của trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên ngày càng trưởng thành đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục mới. Đề tài cũng đóng góp vào việc đào tạo đại học và sau đại học (sinh viên NCKH, luận văn thạc sĩ) cho trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên.

  

 

loading....