THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Phát triển kĩ năng số trong dạy học trực tuyến cho sinh viên ngành Sư phạm Tiếng Anh
- Mã số: CS.2021.15
- Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Hồng Chuyên
- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Sư Phạm- Đại học Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: Tháng 4/2021 - Tháng 4/2022
2. Mục tiêu
Ngiên cứu việc sử dụng trang web hướng dẫn tự học để phát triển kĩ năng số trong dạy học trực tuyến cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh với các mục tiêu cụ thể như sau:
i. Xây dựng trang web hướng dẫn sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu về các phần mềm dạy học trực tuyến và các công cụ tích hợp hỗ trợ việc tổ chức lớp học trực tuyến.
ii. Đánh giá tính hiệu quả của trang web đối với việc phát triển kĩ năng số trong dạy học trực tuyến của sinh viên ngành Sư phạm Tiếng Anh.
3. Tính mới và tính sáng tạo
Sản phẩm nghiên cứu của đề tài đóng góp một nguồn ngữ liệu chính thống giúp sinh viên phát huy kĩ năng tự học cho lĩnh vực khoa học giáo dục nói chung và giảng dạy ngoại ngữ nói riêng.
Đề tài xây dựng được 01 trang web hướng dẫn phát triển kĩ năng số trong dạy học trực tuyến. Sản phẩm này giúp sinh viên hiểu rõ các tính năng của một số phần mềm dạy học trực tuyến phổ biến hiện nay, biết cách tích hợp sâu phần mềm giảng dạy với các công cụ giảng dạy trực tuyến để tang tính hiệu quả cho bài giảng trực tuyến của bản thân. Bên cạnh đó sản phẩm của đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho giảng viên trong việc hướng dẫn sinh viên tự học, tự phát triển kĩ năng số cho bản thân.
4. Kết quả nghiên cứu:
Sau khi tiến hành nghiên cứu và phân tích số liệu, chúng tôi đã đạt được các kết quả nghiên cứu chính như sau:
Thứ nhất, chúng tôi đã hệ thống được cơ sở lí luận về phát triển kĩ năng số trong dạy học trực tuyến cho sinh viên ngành Sư phạm Tiếng Anh.
Thứ hai, khảo sát và phân tích được thực trạng kĩ năng số trong dạy học trực tuyến của sinh viên ngành Sư phạm Tiếng Anh ở trường ĐHSP-ĐHTN
Thứ ba, chúng tôi đã tiến hành hỏi ý kiến chuyên gia về các nội dung cần thiết cho phát triển kĩ năng số trong dạy học trực tuyến cho sinh viên. Dựa trên đóng góp của chuyên gia, chúng tôi đã hoàn thiện và xây dựng được nội dung trang web hướng dẫn phát triển kĩ năng số trong dạy học trực tuyến cho sinh viên.
Thứ tư, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm triển khai quy trình sinh viên sử dụng trang web để phát triển kĩ năng số. Thực nghiệm được tiến hành trong bốn tháng với 54 sinh viên của K52. Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi thấy sinh viên rất hào hứng, tích cực trong nghiên cứu các nội dung trang web. Kĩ năng số trong dạy học trực tuyến của các em cải thiện theo chiều hướng tích cực, tỉ lệ sinh viên có sản phẩm quay được video bài giảng với Microsoft Powerpoint và Camtasia ở mức tốt chiếm 20%, mức khá là 80%. Trong khi, sản phẩm về tạo bài kiểm tra trực tuyến với Google form, Quizlet, Quizizz và Kahoot thì ngược lại, có đến 80% tiêu chí đạt mức tốt và 20% đạt mức khá. Đối với sản phẩm về tổ chức và triển khai lớp học trực tuyến với phần mềm Zoom, Teams, Google Classroom thì mức tốt là 20%, mức khá 40% và mức đạt là 40%. Điều đáng lưu ý là không có sản phẩm nào bị đánh giá ở mức không đạt.
Chúng tôi đã nhận được rất nhiều minh chứng về việc sinh viên K52 sử dụng các hướng dẫn trên trang web để dạy trực tuyến, thiết kế các sản phẩm phục vụ việc dạy và học Tiếng Anh online. Tuy nhiên, do sinh viên K52 còn nhiều e chưa đủ điều kiện tốt nghiệp nên trong quá trình thực nghiệm vẫn còn một số bạn chưa thực sự tập trung và hào hứng do các e không theo nghề dạy học mà xin đi làm công nhân tại các doanh nghiệp.
Thứ năm, dựa trên số liệu thu thập được từ việc phân tích, so sánh kết quả thực hiện ứng dụng kĩ thuật số trong dạy học trực tuyến của sinh viên trước và sau thực nghiệm, chúng tôi đã đánh giá được tính hiệu quả của trang web đối với việc phát triển kĩ năng số cho sinh viên. Kết quả cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động được thực hiện trong nghiên cứu của chúng tôi là rất lớn. Nói cách khác, trang web có tác động rất lớn lên khả năng ứng dụng kĩ thuật số vào dạy học và kiểm tra đánh giá trực tuyến của sinh viên.
Cuối cùng, sau khi thực nghiệm kết thúc, chúng tôi tiến hành khảo sát phản hồi của sinh viên về việc sử dụng trang web để nâng cao kĩ năng số trong dạy học trực tuyến. Đại đa số các phản hồi đều mang tính tích cực cao. các em cho rằng trang web là một nguồn tài liệu hướng dẫn hữu ích, tạo động lực và cơ hội cho các em tự nghiên cứu để phát triển kĩ năng số trong dạy học trực tuyến, trang bị cho các em một trong những kĩ năng hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Hầu hết sinh viên đều thích việc sử dụng trang web để tự học nâng cao kĩ năng số trong dạy học trực tuyến, các em đánh giá cao rằng kĩ năng số trong dạy học trực tuyến của các em đã được cải thiện rất nhiều và các em đã tự tin cho việc dạy học trực tuyến nếu được giao nhiệm vụ.
Tuy nhiên cũng có một số sinh viên (3 phản hồi) phàn nàn rằng các em mất rất nhiều thời gian để theo dõi các hướng dẫn trên trang web do mạng yếu khiến truy cập thường xuyên bị ngắt quãng hay có nhiều thông báo (quảng cáo) khi truy cập, một số phần yêu cầu người dùng phải có quyền truy cập. Điều đó khiến các em đôi khi cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng vì không thể hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn và phải yêu cầu trợ giúp từ các bạn trong nhóm.
Để khắc phục những hạn chế này, sinh viên cũng đề xuất giảng viên cần kéo dài thời gian giao nhiệm vụ giúp sinh viên có thể tự sắp xếp lập kế hoạch cho bản thân để hoàn thành sản phẩm đúng hạn.
5. Sản phẩm:
5.1. Sản phẩm khoa học:
5.1.1. Bài báo đăng trên tạp chí quốc tế có chỉ số ISSN: e-ISSN: 2320–7388, p- ISSN: 2320-737x Và chỉ số DOI: 10.9790/7388-1105030813
Nguyen Thi Hong Chuyen, Nguyen Thi Hong Minh, The current situation of digital skills in online teaching of pedagogical students at TNUE. IOSR Journal of Research & Method in Education (IOSR-JRME) e-ISSN: 2320–7388, p- ISSN: 2320-737x Volume 11, Issue 5 Ser. III (Sep. – Oct. 2021), 08-13 www.iosrjournals.org DOI: 10.9790/7388-1105030813 www.iosrjournals.org 8 | Page The current situati
5.2. Sản phẩm ứng dụng:
5.2.1. Bảng hướng dẫn sinh viên khai thác Website
5.2.2. Trang web phát triển kĩ năng số trong dạy học trực tuyến
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:
6.1. Phương thức chuyển giao: Bàn giao các sản phẩm ứng dụng của đề tài cho Khoa Ngoại ngữ- Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
6.2. Địa chỉ ứng dụng: Khoa Ngoại ngữ- Trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên
6.3. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:
Đề tài xây dựng được 01 trang web hướng dẫn phát triển kĩ năng số trong dạy học trực tuyến. Sản phẩm này giúp sinh viên hiểu rõ các tính năng của một số phần mềm dạy học trực tuyến phổ biến hiện nay, biết cách tích hợp sâu phần mềm giảng dạy với các công cụ giảng dạy trực tuyến để tang tính hiệu quả cho bài giảng trực tuyến của bản thân. Bên cạnh đó sản phẩm của đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho giảng viên trong việc hướng dẫn sinh viên tự học, tự phát triển kĩ năng số cho bản thân.